Lịch sử Châu Đốc

Nguồn gốc tên gọi

Nguồn gốc của tên gọi Châu Đốc cho đến ngày nay vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Một số người cho rằng tên gọi này chỉ là cách nói trại ra từ một tiếng Cam Bốt là Meàth Chruk, có nghĩa là mõm heo, là tên gọi trước đây của cù lao được hình thành bởi Sông TiềnSông Hậu, sông Naréa và Sông Vàm Nao. Người Khmer cũng gọi cù lao này là SlaKét (cây cau dại). Một vài người lại nghĩ rằng theo những ký tự dùng để viết chữ Châu Đốc, thì nguồn gốc thực sự có thể là (Châu), có nghĩa là tỉnh và (Đốc), có nghĩa là bất diệt,...

Hiện nay, thành phố Châu Đốc không phải là tỉnh lỵ của tỉnh An Giang, mà tỉnh lỵ là thành phố Long Xuyên. Tuy nhiên, Châu Đốc lại từng là tỉnh lỵ của tỉnh Châu Đốc cũ vào thời Pháp thuộc trước năm 1956 và trong giai đoạn 1964-1975 dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Đặc biệt, Châu Đốc lại là lỵ sở của toàn bộ tỉnh An Giang vào thời nhà Nguyễn độc lập. Địa bàn tỉnh An Giang khi đó bao gồm tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng, một phần các tỉnh Đồng Tháp, Hậu GiangBạc Liêu ngày nay.

Châu Đốc và trấn Châu Đốc trong bản đồ Nam Kỳ vẽ năm 1838, trích từ An Nam Đại Quốc Họa Đồ của Taberd.Thành Châu Đốc trong bản đồ Nam Kỳ Lục Tỉnh (Basse Cochinchine).TP Châu Đốc ngày nay.Một con đường có từ lâu đời ở Châu Đốc.

Thời chúa Nguyễn và nhà Nguyễn độc lập

Lãnh thổ Châu Đốc nguyên là đất thuộc nước Chân Lạp, gọi là Tầm Phong Long (Kompong Long). Năm 1757, vua Chân Lạp nhường cho chúa Nguyễn, chúa Nguyễn giao cho Nguyễn Cư Trinh vào và thành lập đạo Châu Đốc cùng với đạo Tân Châu và đạo Đông Khẩu (Sa Đéc).

Sau khi vua Gia Long lên ngôi, năm 1805 niên hiệu Gia Long thứ 3, đã đặt lại địa giới hành chính Châu Đốc thuộc trấn Hà Tiên, Châu Đốc lúc này gọi là Châu Đốc Tân Cương. Năm 1808, Châu Đốc thuộc huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh, thuộc Gia Định thành. Năm 1815, triều Nguyễn cho xây thành Châu Đốc. Đến 1825, Châu Đốc tách riêng thành Châu Đốc trấn.

Năm 1832 niên hiệu Minh Mạng 13, vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh, phủ Gia Định chia thành Nam Kỳ lục tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, Hà TiênAn Giang. Trấn Châu Đốc đổi thành tỉnh An Giang. Thành Châu Đốc, vùng đất mà nay là thành phố Châu Đốc, là tổng Châu Phú thuộc huyện Tây Xuyên và trở thành tỉnh lỵ của tỉnh An Giang nhà Nguyễn (thành Châu Đốc khi đó nằm ở khoảng giữa của huyện Tây Xuyên, huyện này gồm cả phần đất nay thuộc đông nam tỉnh Takeo Campuchia). Đồng thời Minh Mạng cho đặt chức tổng đốc An Hà, lỵ sở tại thành Châu Đốc, cai quản 2 tỉnh An Giang và Hà Tiên (gồm phần lớn đồng bằng sông Cửu Long ngày nay)[5]. Để xứng đáng là tỉnh lỵ của một trong sáu tỉnh Nam Kỳ (tỉnh An Giang thời đó bao gồm các phần đất mà nay là các tỉnh thành An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, một phần của các tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu của Việt Nam, và một phần của tỉnh Takeo Campuchia), năm 1831 niên hiệu Minh Mạng 12[6], vua Minh Mạng cho triệt phá thành (đồn) Châu Đốc cũ (1815), xây dựng thành Châu Đốc mới theo hình bát quái, ở phía đông đồn Châu Đốc cũ. Theo Nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ Lục tỉnh 1836 của Nguyễn Đình Đầu, tổng Châu Phú khoảng những năm 1836-1839 có các thôn làng sau: Vĩnh Tế Sơn, Vĩnh Ngươi, Vĩnh Phước, Vĩnh Hội, Vĩnh Khánh, Nhơn Hội, Nhơn Hòa, Long Thạnh, Bình Thạnh, An Thạnh, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thành, An Nông, Hưng An, Khánh An, Phú Cường, Vĩnh Bảo, Vĩnh Thọ, Vĩnh Thông, Vĩnh Lạc, Vĩnh Điều, Vĩnh Trung, Vĩnh Trường, Thới Hưng, Thân Nhơn Lý,...

Thời Pháp thuộc

Ngày 22 tháng 6 năm 1867, Pháp đem quân đánh chiếm Châu Đốc. Năm 1868, sau khi quân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây của Nam Kỳ lục tỉnh: (An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên), nhà cầm quyền thực dân chia Nam Kỳ thành 24 hạt Tham biện. Trong đó, hạt Châu Đốc trông coi hạt Long Xuyên (sở lỵ gần chợ Đông Xuyên) và hạt Sa Đéc[cần dẫn nguồn], thành Châu Đốc bị hạn chế bớt vai trò trung tâm vùng của nó so với thời nhà Nguyễn độc lập (giai đoạn 1832-1867).

Ngày 20 tháng 12[cần dẫn nguồn] năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi hạt Tham biện thành tỉnh; chia phần lớn đất An Giang cũ của nhà Nguyễn thành 5 tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng. Thành Châu Đốc chỉ còn vai trò là thủ phủ của tỉnh Châu Đốc, một trong 21 tỉnh của Nam Kỳ thuộc Pháp. Lúc bấy giờ, tỉnh lỵ Châu Đốc nằm trên địa bàn làng Châu Phú thuộc tổng Châu Phú, quận Châu Thành.(Cochinchine Francaise)[7].

Năm 1919, quận Châu Thành đổi thành quận Châu Phú thuộc tỉnh Châu Đốc. Tuy nhiên năm 1939 lại đổi về tên quận Châu Thành như cũ. Thời Pháp thuộc, làng Châu Phú vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Thành và là tỉnh lỵ tỉnh Châu Đốc.

Trong Cách mạng tháng Tám, lực lượng cách mạng khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Châu Đốc vào ngày 24 tháng 8 năm 1945. Đến ngày 20 tháng 01 năm 1946, quân Pháp chiếm lại Châu Đốc.

Theo sự phân chia của chính quyền Cách mạng, ngày 06 tháng 3 năm 1948, vùng đất Châu Đốc ngày nay thuộc huyện Châu Phú A của tỉnh Long Châu Hậu. Đến cuối năm 1950, huyện Châu Phú A thuộc tỉnh Long Châu Hà. Năm 1954, vùng đất Châu Đốc lại trở về thuộc huyện Châu Phú, tỉnh Châu Đốc.

Thời Việt Nam Cộng hòa

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm quyết định sáp nhập tỉnh Châu Đốc với tỉnh Long Xuyên để thành lập tỉnh An Giang. Lúc này ở vùng đất cả hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc trước đó đều có quận Châu Thành cả. Tuy nhiên, do tỉnh lỵ tỉnh An Giang có tên là "Long Xuyên" và được đặt ở quận Châu Thành thuộc tỉnh Long Xuyên cũ, cho nên quận Châu Thành thuộc tỉnh Châu Đốc cũ được đổi tên là quận Châu Phú như ở giai đoạn 1919-1939. Lúc này, xã Châu Phú chỉ còn đóng vai trò duy nhất là quận lỵ quận Châu Phú. Vai trò tỉnh lỵ của tỉnh An Giang được chuyển từ Châu Đốc sang Long Xuyên, từ đó Châu Đốc không còn là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh An Giang nữa.

Ngày 8 tháng 9 năm 1964, Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam Cộng hòa ký Sắc lệnh số 246/NV quy định kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1964 tái lập tỉnh Châu Đốc trên cơ sở các quận Châu Phú, Tân Châu, An Phú, Tri TônTịnh Biên cùng thuộc tỉnh An Giang trước đó.

Quận Châu Phú trở lại thuộc tỉnh Châu Đốc cho đến năm 1975. Sau năm 1965, tất cả các tổng đều bị giải thể. Lúc bấy giờ, xã Châu Phú thuộc quận Châu Phú vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Phú và đồng thời cũng là tỉnh lỵ tỉnh Châu Đốc trong giai đoạn 1964-1975. Tỉnh lỵ tỉnh Châu Đốc khi đó lại có tên là "Châu Phú", do nằm trong khu vực xã Châu Phú, quận Châu Phú.

Năm 1957, chính quyền Cách mạng cũng đặt huyện Châu Phú thuộc tỉnh An Giang, giống như sự phân chia của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Giữa năm 1966, tách xã Châu Phú ra khỏi huyện Châu Phú để thành lập thị xã Châu Đốc trực thuộc tỉnh An Giang.

Trong giai đoạn 1964-1971, địa bàn tỉnh Châu Đốc của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn do tỉnh An Giang của chính quyền Cách mạng quản lý. Chính vì vậy, trong giai đoạn này chính quyền Cách mạng vẫn đặt huyện Châu Phú và thị xã Châu Đốc cùng thuộc tỉnh An Giang.

Năm 1971, thị xã Châu Đốc vẫn thuộc tỉnh An Giang sau khi tách đất tỉnh An Giang để thành lập tỉnh Châu Hà. Cho đến tháng 5 năm 1974, thị xã Châu Đốc và huyện Châu Phú cùng thuộc tỉnh Long Châu Hà theo Hội nghị thường trực Trung ương Cục cho đến ngày giải phóng.

Thời Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt thị xã Châu Đốc trực thuộc tỉnh Long Châu Hà.

Tháng 2 năm 1976, thị xã Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang, gồm 2 xã ban đầu: Châu Phú A và Châu Phú B.

Ngày 27 tháng 01 năm 1977, thị xã Châu Đốc nhận thêm xã Vĩnh Ngươn của huyện Châu Phú theo Quyết định số 199/TC.UB của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.

  • Quyết định 181-CP[8] ngày 25 tháng 04 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ:
  1. Chuyển xã Châu Phú A thành phường Châu Phú A.
  2. Chuyển xã Châu Phú B thành phường Châu Phú B.
  3. Sáp nhập 1/2 ấp Châu Thới 1 và 1/2 ấp Châu Thới 2 của phường Châu Phú A vào phường Châu Phú B (theo đường rãnh lòng kinh Vĩnh tế, qua lòng kinh cầu số 4 đến giữa lộ núi Sam – Châu Đốc).
  4. Tách ấp Mỹ Chánh 1, 1/2 ấp Mỹ Hòa (theo kinh đào thẳng ra sông Hậu Giang) của xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, ấp Châu Long 1, ấp Châu Long 6 của phường Châu Phú B lập thành một xã lấy tên là xã Vĩnh Mỹ.
  • Quyết định 300-CP[9] ngày 23 tháng 08 năm 1979 của Hội đồng Bộ trưởng, sáp nhập xã Vĩnh Tế của huyện Châu Phú vào thị xã Châu Đốc.
  • Nghị định 29/2002/NĐ-CP[10] ngày 22 tháng 03 năm 2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính:
  1. Thành lập phường Núi Sam trên cơ sở 1.397 ha diện tích tự nhiên và 21.241 nhân khẩu của xã Vĩnh Tế.
  2. Sau khi thành lập phường Núi Sam, xã Vĩnh Tế còn lại 3.121 ha diện tích tự nhiên và 5.172 nhân khẩu.
  • Nghị định 53/2003/NĐ-CP[11] ngày 19 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ:
  1. Thành lập phường Vĩnh Mỹ trên cơ sở 779,6 ha diện tích tự nhiên và 14.870 nhân khẩu của xã Vĩnh Mỹ.
  2. Đổi tên xã Vĩnh Mỹ thành xã Vĩnh Châu.
  • Nghị quyết 86/NQ-CP [1] ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về việc thành lập thành phố Châu Đốc.
  1. Thành lập phường Vĩnh Ngươn trên cơ sở toàn bộ 947,30 ha diện tích tự nhiên và 7.489 nhân khẩu của xã Vĩnh Nguơn.
  2. Thành lập thành phố Châu Đốc trên cơ sở toàn bộ 10.529,05 ha diện tích tự nhiên, 157.298 nhân khẩu và 7 đơn vị hành chính cấp xã của thị xã Châu Đốc.

Thành phố Châu Đốc có 10.529,05 ha diện tích tự nhiên, 157.298 nhân khẩu và 7 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 05 phường; Châu Phú A, Châu Phú B, Núi Sam, Vĩnh Mỹ, Vĩnh Nguơn và 02 xã: Vĩnh Châu, Vĩnh Tế.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Châu Đốc http://namkyluctinh.org/pdf/lvb-nklttheodongtg%5B1... http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinh... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://bvkvcd.com.vn http://chaudoc.angiang.gov.vn/ http://www.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_S... http://laws.dongnai.gov.vn/2001_to_2010/2003/20030... http://ibst.vn/DATA/nhyen/QCVN%2002-2009%20BXD%20S...